Chuyển mùa là giai đoạn thời tiết thay đổi với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt khi vào hè, sử dụng điều hòa thường xuyên làm không khí hanh khô cũng như sự thay đổi nhiệt độ, đổ ẩm đột ngột nhiều lần làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Đây là khoảng thời gian cảm cúm dễ xảy ra.
Cảm, cúm chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra nên chúng lây truyền rất nhanh trong môi trường. Nhưng do đây cũng là bệnh thông thường nên mọi người chủ quan trong việc tránh lây nhiễm khiến cho chúng thường bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng. Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có sức đề kháng yếu thường dễ mắc cảm, cúm nhất.
Do bệnh cảm, cúm ban đầu thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan điều trị và phòng tránh lây nhiễm. Tuy nhiên, cảm cúm cũng có thể có những biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Không những thế những triệu chứng của cảm cúm như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi,… có thể gây cản trở không nhỏ cho cuộc sống và công việc hàng ngày.
Do vậy, mọi người cần chủ động phòng tránh, tăng sức đề kháng để hạn chế mắc cảm, cúm trong thời tiết giao mùa như hiện nay.
- Vệ sinh tay thường xuyên
Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn hay xà phòng. Do cảm cúm lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng… nên tại những nơi công cộng, công sở hay trường học cần hạn chế tiếp xúc các vị trí ít được chú ý nhưng có khả năng lây bệnh như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím… vì dịch tiết dính vào các vật dụng này cũng chứa virus. Nếu có tiếp xúc với những bề mặt đó, bạn nên rửa tay đúng cách bằng dung dịch sát khuẩn nhanh hoặc xà phòng. Với những người đang mắc bệnh cũng nên rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
- Luôn giữ không khí thông thoáng
Việc đóng kín cửa nhà hay phòng làm việc cả ngày không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Không khí không được lưu thông làm căn phòng của bạn trở nên bí và ẩm ướt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hàng ngày hãy mở cửa sổ từ 10 – 15 phút.
- Hạn chế nguồn lây bệnh
Những nơi công cộng, đông người là nguồn lây lan chủ yếu của bệnh. Khi đi xe bus, bạn đừng quên đeo khẩu trang. Hạn chế sinh hoạt, tụ họp đông đúc trong thời gian dịch bùng phát. Người nghi ngờ bị bệnh cúm nên đeo khẩu trang, tránh ho, hắt hơi khạc lung tung để tránh lây bệnh sang cho người khác.
- Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc
Uống nhiều nước là một trong những cách giúp cơ thể phòng chống bệnh cảm cúm. Theo các chuyên gia y tế, bị cúm việc uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…), đặc biệt là nước ấm, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi khó chịu.
Hãy ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Cố tránh những việc gây đầu óc căng thẳng. Stress cũng là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể.
- Tăng sức đề kháng và bổ sung Vitamin cho cơ thể
Để chủ động phòng ngừa cảm, cúm, nên tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng.
Khi giao mùa, cơ thể bạn cần nhiều vitamin hơn. Hãy thường xuyên bổ sung vitamin cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin giúp tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm tốt cho sức đề kháng như cam, quýt, gừng, tỏi, bông cải xanh, mật ong,… bạn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất từ các sản phẩm Vitamin tổng hợp - giúp bổ sung đầy đủ nhất các chất cần thiết cho cơ thể mà chế độ dinh dưỡng thông thường khó bổ sung hết được.
ĐĂNG BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT NÀY
bình luận